“Tiếng
lòng” - nhịp
đập của trái tim yêu người,
yêu đời tha thiết!
Mọi thứ
có thể rồi sẽ mất đi song tình yêu và thơ ca thì vẫn mãi trường tồn. Với Phạm
Văn Khảo có lẽ chỉ có thơ mới đủ khả năng giúp anh nói lên những nỗi niềm,
những tâm tư, tình cảm của mình; Thơ là nơi để anh thể hiện tình yêu đối với
những điều tốt đẹp, những điều đáng trân trọng trong cuộc đời này. Trong tâm thức của Văn Khảo không biết tự thuở nào cái
duyên cùng với thơ đã được gắn kết; Cũng từ đó cánh diều nghệ thuật trong tâm
hồn nhà thơ cứ bay bổng, du dương mang đến những vần thơ làm đẹp cho đời. Cho
ra đời tập thơ “Tiếng lòng”, Phạm Vă n
Khảo mong sao được trải lòng mình lên những trang thơ: “…Viết trang tình yêu quê hương đất nước/ Viết về con người luôn cháy
bỏng/ Chan chứa những yêu thương”(Tiếng lòng). Đó là những vần
thơ luôn cháy bỏng, chan chứa tình người, chan chứa những yêu thương. Nhà thơ yêu lắm đất nước này, yêu lắm dải đất cong cong hình
chữ S mà bao đời nay cha ông đã dựng xây và gìn giữ, các thế hệ hôm nay và mai
sau hãy ra sức phấn đấu làm cho đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”
: “Muôn đời con cháu Lạc Hồng/ Dựng xây
đất nước non sông đẹp giầu”(Giữ vững non sông).
Đến với thơ Phạm Văn Khảo người đọc có thể dễ dàng cảm
nhận được con người và tâm hồn của anh. Bởi những gì anh viết ra đều xuất phát
từ trái tim và cảm xúc chân thành. Thơ anh viết nhiều về những giá trị mang
tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc như lòng nhân ái, hiếu lễ…Tất cả đều hướng đến ngợi ca cái đẹp
và hướng con người đến điều thiện. Đặc biệt những bài viết về nguồn cội, khơi
dậy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với cảm xúc thực sự sâu lắng và có sức lan tỏa
mạnh mẽ. Nhiều bài thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc những người con đất Việt
đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc, cho sự yên bình của cuộc sống hôm nay,
lời thơ lay động tâm can:“Máu em nhuốm
đất quê hương/ Góp công đánh Mỹ tấm
gương trọn thề” (Thăm ngã ba Đồng Lộc). Trong “Tiếng lòng” chúng ta thấy Phạm
Vă n Khảo viết về đấng sinh thành
bằng những câu thơ nghẹn ngào, bùi ngùi, rưng
rưng niềm xúc động:“Khói hương ngát chốn
hư không/ Mênh mang nỗi nhớ tiếng
lòng mẹ ru” (Mùa báo hiếu). Nỗi nhớ thương về người mẹ đã khuất luôn thường
trực trong tâm trí nhà thơ. Tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng trong “Tiếng lòng” cũng thật đẹp, lãng mạn và
rất đáng ngưỡng mộ: “Em là nụ biếc của
đời/ Có em! Anh mới rạng ngời là anh” (Có em). Dù cuộc đời còn nhiều gian truân, sóng gió
nhưng bằng tình yêu đã được tôi rèn qua thử thách sẽ đứng vững trong giông bão:
“Cuộc đời em, cuộc đời ta/ Bão giông đã
trải thuận hòa bên nhau” (Dù
cho tóc có phai màu). Bên cạnh các đề tài trên, thơ Văn Khảo còn viết khá thành
công về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tình bạn, tình đồng nghiệp,
trang thơ giao lưu bạn bè…đã làm cho tập thơ thêm phong phú và hấp dẫn người
đọc hơn rất nhiều. Thơ anh ít đề cập đến những vấn đề mang tầm vóc lớn lao, chỉ
nhẹ nhàng như hạt mưa xuân mà thấm tận sâu trong lòng đất, ươm mầm cho những
hạt giống tâm hồn vươn ra đón lấy ánh nắng xuân ấm áp.
Thơ Văn Khảo tràn đầy sức sống, tràn đầy nội lực. Dòng “suối
thơ” trong anh cứ mãi ngọt ngào chảy
miên man, bất tận…Qua tập “Tiếng lòng”
nhà thơ muốn gửi gắm tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, yêu con người, yêu thi ca…Mỗi một phút giây anh đều
cố gắng sống sao cho thật ý nghĩa và những mong cống hiến sức mình cho xã hội.
Chúc cho “Tiếng lòng” sẽ chạm được trái tim yêu và để lại ấn tượng tốt đẹp
trong lòng các bạn thơ và những những người yêu thơ!
Ban biên tập
0 nhận xét:
Đăng nhận xét